Nhà trường và gia đình cần có phương pháp dạy trẻ sớm để chúng rèn luyện được tính tự lập ngay từ khi còn học mầm non.

Nhà trường và gia đình cần có phương pháp dạy trẻ sớm để chúng rèn luyện được tính tự lập ngay từ khi còn học mầm non.

Bước 1: Việc đầu tiên là dạy cho trẻ những kĩ năng cần thiết


Cha mẹ cần dạy con tự lập từ khi còn nhỏ sống phải dựa vào đôi bàn tay của chính mình. Trẻ 2 tuổi đã bắt đầu nhận thức được mọi thứ xung quanh và đây là giai đoạn quan trọng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Khi trẻ ở tuổi này cần được dạy những kỹ năng cơ bản dưới đây:

+ Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường là điều bố mẹ cần dạy từ sớm cho trẻ để chúng trở thành người văn minh, tự lập. Nhiều trẻ 2 tuổi đã biết đi vệ sinh đúng chỗ, xả nước khi đi vệ sinh xong, quần áo bẩn thì mang ra thau hay bỏ vào máy giặt, biết nhặt rác và dọn đồ chơi xong khi chơi xong,..

Nên dạy trẻ cách tự vệ sinh cơ thể 
+ Kỹ năng chăm sóc bản thân: Nếu bố mẹ dạy trẻ cách mặc quần áo, đi giày dép, tự ăn, tự uống,.. thì sẽ phải bất ngờ về khả năng tự lập của trẻ về sau, trẻ sẽ sinh hoạt giống người lớn, khiến các bậc cha mẹ không quá bận rộn về việc chăm con. Trẻ cũng rất thích được khen ngợi.

+ Kỹ năng giúp đỡ mọi người: Ở độ tuổi từ 2-4 cha mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là việc tốt và nên được phát huy. Những việc trẻ có thể làm là bật quạt, mang đồ phụ mẹ, tưới cây,...

Bước 2: Cha mẹ phải thật sự kiên nhẫn trong việc dạy con


Bên cạnh việc khuyến khích con tự lập và tạo môi trường cho con rèn luyện các các kỹ năng sống, thì bố mẹ chính là người hay mất kiên nhiên khi chờ con thực hiện. Dù khá mệt mỏi và mất nhiều thời gian nhưng khi trẻ đang có gắng làm một việc gì đó hay cố bắt chước một người nào thì cha mẹ cũng nên kiên nhẫn chờ xem con làm điều đó có đúng không. Đầu tư thời gian cho con là cách tạo cho con một tương lai tốt đẹp mà cha mẹ có thể làm được. Quan sát hành động và lắng nghe lời nói của con là phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi tích cực. Thay vì đi giày giúp con bố mẹ nên để trẻ tự đi và quan sát nếu thấy trẻ sai thì chỉ cách làm đúng.

Bước 3: Tạo môi trường sinh hoạt có tính tổ chức


Trẻ có khả năng tiếp thu rất nhanh. Vì vậy mọi hành động và việc làm của các thành viên trong gia đình đều được bé ghi nhớ lại và sẽ bắt chước khi bé học được. Cha mẹ phải là người làm việc có kế hoạch, có tổ chức về thời gian để trẻ có thể học tập theo. Ví dụ như ăn sáng ở đâu, lúc nào, mỗi ngày đều làm việc, đồ đạc cất ở đâu, là những điều người lớn cần lập kế hoạch hằng ngày để trẻ có được một thói quen tốt.

Trẻ học theo rất nhanh nên bố mẹ cần làm gương cho con


Bước 4: Phân chia công việc rõ ràng


Mỗi thành viên trong gia đình đều có một công việc riêng nhưng trách nhiệm chung vẫn là chăm lo cho tổ ấm. Nếu cha mẹ giao việc vừa sức cho trẻ và kèm theo những lời khen thì trẻ sẽ vô cùng hạnh phúc vì mình là một thành viên của gia đình. Ví dụ: Khi mẹ đi chợ về có thể nhờ trẻ lấy một cốc nước và động viên trẻ bằng những lời khen thì trẻ sẽ rất thích thú .

Bước 5: Khuyến khích trẻ lao động


Người ta thường nói “Lao động là vinh quang”. Khi con người ta làm việc cơ thể sẽ được giải phóng năng lượng và thu lại được nhiều thành quả tốt đẹp. Việc tạo môi trường làm việc cho con và khen ngợi sẽ đem đến một chiều hướng tích cực cho bé. Bé sẽ rất vui mừng và hạnh phúc khi được bố mẹ khen. Điều này rất có ý nghĩa trong việc khuyến khích những hành động tốt ở trẻ và như vậy sẽ hình thành nên tính cách sau này của trẻ.

Khuyến khích trẻ lao động
Trẻ có khả năng sống tự lập từ sớm thì sau này sẽ rất có lợi. Trẻ sẽ tự tin vào bản thân, hãnh diễn về những gì mình làm được. Cha mẹ cũng không mất quá nhiều thời gian chăm sóc. Ngoài ra, kỹ năng sống này còn giúp trẻ dễ dàng thích nghi với mọi môi trường.

Chia Sẻ:

Unknown

Bình Luận Bài Viết

0 comments so far,add yours