Phù chân ở bà bầu thường xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ và đây cũng là báo hiệu một điều tuyệt vời sắp xảy ra đó là chị em sắp sinh.

Phù chân ở bà bầu thường xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ và đây cũng là báo hiệu một điều tuyệt vời sắp xảy ra đó là chị em sắp sinh.

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường mà mẹ bầu nào cũng gặp phải khi mang thai. Tuy nhiên, điều này làm cho mẹ bầu gặp khá nhiều khó khăn và bất tiện. Tùy theo cơ địa mà tình trạng này đến sớm hay muộn hơn. Nhưng chủ yếu xuất hiện nhiều vào thời gian cuối thai kỳ và cũng là tín hiệu báo chị em sắp sinh rồi đó.

Phù chân là hiện tượng bà bầu hay gặp phải ở cuối thai kỳ


Nguyên nhân gây ra hiện tượng phù chân ở bà bầu


Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ tăng lên khoảng 10-15 kg, thậm chí có người lên đến 20kg. Điều này gây sức ép lên đôi chân dẫn tới tình trạng phù nề. Bên cạnh đó, thay đổi nội tiết tố cũng khiến máu bị dồn về chân nhiều hơn, đồng thời hàm lượng kali giảm, muối tăng làm cho chân, tay kém linh hoạt đi.

Đi giầy, dép cao cũng khiến mẹ bầu bị phù chân. Sử dụng giày cao gót khiến cho trọng lượng của cơ thể bị dồn hết về phía trước, xương chậu bị nghiêng khiến cho lưng đau nhức, khó chịu. Đồng thời, việc này cũng làm cho chân bị gò bó, phát sinh viêm kẽ chân, nhất là ngón cái.

Giày cao gót là nguyên nhân khiến chân bị phù
Theo thời gian, thai nhi sẽ lớn dần trong cổ tử cung, điều này sẽ đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch bơm máu trở lại tim từ các chi dưới, áp lực càng nhiều thì chân càng phù.

Một số nguyên nhân khác như: môi trường làm việc, đứng lâu, nhiệt độ cao, nghỉ ngơi ít, thiếu canxi, ăn nhiều natri, uống chất kích thích.

Cách làm giúp hạn chế tình trạng phù chân ở bà bầu


Phù chân là hiện tượng bà bầu không thể tránh khỏi khi mang thai. Nhưng nếu biết cách sẽ giúp hạn chế sưng phù và giúp chân dễ chịu, tránh được nhưng rủi ro không tốt.

+ Ăn uống: Cung cấp đầy đủ chất đạm cho cơ thể như thịt, cá, trứng,,…Ngoài ra, nhớ bổ sung thêm sắt. Đồ ăn mặn chị em nên tránh vì sẽ khiến cơ thể bị tích nước hay thức ăn khó tiêu sẽ làm cho mẹ bầu bị táo bọn. Nên tránh đồ uống có chứa chất kích thích.

+ Khi ngủ nhớ nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên tĩnh mạch khiến máu lưu thông lên tim tốt hơn. Chân lên kê cao khi ngủ.

+ Mẹ bầu tuyệt đối không được nhịn tiểu. Nên uống đủ 2-3 lít nước một ngày.

+ Bà bầu có thể vận động nhẹ nhàng khoảng 20 phút/ngày.

+ Hạn chế đi những loại giầy, dép cao gót vì sẽ khiến chân khó chịu và gặp phải một số vấn đề như viêm kẽ chân, chai sần da chân,..

+ Nhớ mang tất rộng rãi và có chất liệu cotton.

Massage sẽ giúp tình trạng phù chân giảm bớt
+ Nếu chân bị sưng hãy ngâm trong nước nóng hoặc nhờ chồng massage chân.

+ Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế tăng cân.

+  Luôn giữ tinh thần thoải mái, dễ chịu.

Phù chân ở bà bầu có nguy hiểm?


Mẹ bầu bị phù chân có thể là tiền sử của bệnh tim, bệnh thận. Lúc này, hiện tượng sẽ xảy ra nhanh hơn mà không đợi đến khi bụng to. Không chỉ riêng chân bị phù mà còn ở mặt và tay.

Nếu phù chân đi kèm với các hiện tượng như đau đầu, mệt mỏi, mờ mắt, đau bụng sẽ rất nguy hiểm. Điều này sẽ làm cho thai phụ có thể gặp phải bệnh tiền sản giật, sinh non,.. Tiền sản giật sẽ xuất hiện ở tuần 20 với các dấu hiệu là cao huyết áp, nước tiểu có đạm, chân bị phù. Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.


Chia Sẻ:

Unknown

Bình Luận Bài Viết

0 comments so far,add yours